vinhhanhfoods’s diary

Vinh Hạnh Food chuyên cung cấp tất cả các thực phẩm tươi, chế biến sẵn liên quan đến thịt dê, thịt cừu. Với kinh nghiệm 5 năm tại thị trường TPHCM, Hà Nội.

Quy trình và kỹ thuật cách trồng nấm mối đen hiệu quả cao

Nấm mối đen là giống trồng nấm mối trong những năm gần đây rất được nhiều người quan tâm bởi dinh dưỡng mà nấm đem lại. Khác với nấm mối trắng được mọc lên tự nhiên thì nấm mối đen đã được một người Trung Quốc tìm ra và gây phôi trồng nấm mối thành công.

Để trồng nấm mối đen cần có có những kỹ thuật nhất định, dưới đây Bếp Nhà Vinh Hạnh sẽ tìm hiểu quy trình cách trồng nấm mối đen thành công cho năng suất cao để mang lại giá trị kinh tế.

Trồng nấm mối đen trên mùn cưa

Để trồng nấm mối đen có thể dùng mùn cưa các loại. Nhưng tốt nhất nên dùng mùn cưa của cây cao su hoặc cây bồ đề.

Lưu ý không dùng mùn cưa bị mốc, mùn cưa của các cây có tinh dầu hoặc mùn cưa các cây gỗ cứng. Tốt nhất nên dùng mùn cưa mới. Khi dùng dần phải phơi khô, tránh bị ẩm hay bị lên men.

Cách trồng nấm mối hiệu quả

Làm ẩm và phối trộn nguyên liệu

Kỹ thuật trồng nấm mối đen đầu tiên cần nắm là phải biết tạo độ ẩm cho mùn cưa bằng cách trộn đều nước sạch với mùn cưa. Sau khi trộn, bốc một nắm mùn cưa rồi bóp thử nếu nước hơi rỉ nhẹ là đạt độ ẩm thích hợp để trồng.

Ủ mùn cưa thành một đống, che bên trên bằng một tấm nilon để mùn cưa ngấm nước mà khiến các tế bào gỗ nở ra. Để sau vài ngày tiến hành trộn phối nguyên liệu theo tỉ lệ mùn cưa ẩm 100 kg, vôi bột 0,5 kg.

Trộn thật đều mùn cưa với vôi bột, kiểm tra xem hỗn hợp đạt độ ẩm 65%, ủ đống hỗn hợp từ 2 – 3 ngày, mở đảo 1 lần rồi ủ tiếp 2 – 3 ngày.

Sau thời gian ủ, tiến hành đóng gói vào túi PP chịu nhiệt, kích thước túi khoảng 19 x 37 cm. Túi có hình dáng đứng như khúc gỗ cao khoảng 20 – 22 cm, cổ nút cổ, nút bông và nắp đậy.

Cách đóng gói túi mùn cưa

Kỹ thuật thứ 2 cần nắm để trồng nấm là đóng túi mùn cưa. Cho mùn cưa vào dần trong túi, khi đổ mùn cưa vào đến đâu dồn chặt đến đấy, chừa phía trên miệng túi khoảng 5 – 7cm để buộc cổ bịch.

Sau đó túm miệng nilon cho luồn qua cổ bịch, bẻ quặt xuống để cổ bịch nằm giữa 2 lớp nilon. Dùng dây chun buộc chặt cổ bịch, lấy bông không thấm nước vê tròn thành nút đặt chặt vào cổ bịch và đậy nắp lại.

đóng gói túi mùn cưa trồng nấm mối

Khử trùng túi mùn cưa bằng cách hấp

Kỹ thuật thứ 3 này khá là quan trọng nên cần phải tuân thủ theo quy trình:

Hấp cách thuỷ phôi mùn cưa trong thùng lớn trong khoảng thời gian từ 10 – 12 giờ, nhiệt độ trong giữa túi mùn cưa là 95 độ C –  100 độ C.

Nếu như hấp tịa nồi áp suất thì hấp ở nhiệt độ 120 độ C – 125 độ C trong thời gian từ 120 – 180 phút. Để sản xuất lớn, ta có thể hấp trong hơi nước bão hòa trong thời gian 9 – 10 giờ bằng cách xây lò.

Ta hấp từ 600 – 800 túi mùn cưa mỗi mẻ hấp, tùy theo diện tích của buồng hấp lớn hoặc nhỏ.

Kỹ thuật cấy giống nấm mối đen

Sau khoảng thời gian hấp khử trùng, chuyển những túi mùn cưa ra ngoài để nguội rồi tiến hành cấy giống nấm mối đen. Kỹ thuật này có 2 cách để thực hiện.

Cách 1: Trồng nấm mối đen bằng cách meo hạt

Nếu sử dụng hạt để làm giống thì dùng que sắt khều giống từ lọ hoặc túi giống sang túi mùn cưa, rồi lắc đều hạt giống lên trên bề mặt túi mùn cưa. Tỷ lệ giống cây là 1,2% so với trọng lượng của túi mùn cưa.

Cách 2: Trồng nấm mối đen bằng meo que

Sử dụng giống làm trên que thì dùng pen vô trùng trước khi kẹp nhẹ nhàng từng que giống chuyển sang các lỗ cấy giống trong túi mùn cưa, đầu que giống của nấm sát với lề mặt của túi mùn cưa.

Quá trình cấy giống phải làm trong phòng kín, sạch sẽ, các thao tác cần trên ngọn lửa đèn cồn. Sau quá trình cấy giống cần chuyển các túi mùn cưa vào phòng ươm sợi.

Thời gian bình thường để ủ các tơ nấm kín bịch trong giai đoạn này mất hết 60 – 75 ngày.

Kỹ thuật tạo quả thể

kỹ thuật trồng nấm mối đen

Ở giai đoạn kỹ thuật thứ 5 này có 2 phương pháp để hình thành quả thể thông qua việc kích thích các tơ nấm.

Tạo quả thể trong bịch: Các bịch mùn cưa khi các tơ nấm đã ăn kín bịch thì mở cổ bịch và phủ một lớp đất hoặc cát lên trên miệng bịch dày khoảng 2,5 – 3 cm và xếp sát nhau.

Tạo quả thể bằng cách trồng luống: Bóc bỏ túi nilon, xếp các trụ mùn cưa sát nhau rồi phủ đất đã được ủ bột nhẹ và trấu lên trên mặt, phủ qua mặt trên khoảng 2,5 – 3 cm.

Sau khi phủ đất thì cần phải tưới nước 2 lần trong một ngày, không được tưới quá nhiều nước sẽ bị trôi đất.

Những ngày sau đó giảm lượng nước tưới, chỉ tưới đủ để giữ ẩ cho đất, nhiệt độ thích hợp để nấm hình thành và phát triển là 24 – 32 độ C, độ ẩm khoảng 95 – 98%.

Chăm sóc và thu hoạch nấm mối đen

bảo quản và thu hoạch nấm mối đen

Sau 20 – 30 ngày thì nấm mối đen sẽ hình thành quả thể. Luôn giữ ẩm bề mặt đất nhưng không quá ẩm ướt. Tính từ khi ra quả thể đến lúc nấm trưởng thành và thu hoạch được là khoảng 2 – 4 ngày.

Khi quả thể nấm hình tháng thì dùng vòi nước tưới nhẹ, độ ẩm không khí là 95 – 98%, tưới khoảng 2 – 3 lần một ngày. Tùy vào điều kiện của thời tiết mà có thể sau 2 – 4 ngày có thể thu hoạch nấm lần 2. Mỗi bịch mùn cưa có thể thu hoạch được nhiều lần.

Nấm mối đen mọc đơn lẻ nên khi nấm nào đã trưởng thành thì hái trước, khi hái phải sạch gốc. Nấm trưởng thành thường có thân dài khoảng 10 – 15 cm, đường kính thân 1,5 – 2 cm, mũ nấm tròn 3 – 5 cm, có thể nở to đến 10 – 15 cm. Nấm non có màu nâu xám hoặc trắng. Khi già nấm chuyển thành màu trắng ngà, mũ rộng 8 – 15 cm. Nên hái nấm vào buổi sáng và chiều tối, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 16 ngày.

Trên đây là toàn bộ quy trình trồng nấm mối đen từ giai đoạn chuẩn bị đến khi thu hoạch thành công. Trồng nấm mối đen mang lại năng suất cao và cải thiện kinh tế. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho mọi người thêm kiến thức về trồng nấm mối có giá trị như thế này.

Nguồn: https://vinhhanhfood.vn/trong-nam-moi/

Nấm mối nấu gì ngon? 6 Cách chế biến món ngon từ nấm mối

Nấm mối là loại thực phẩm đa số mọi người đều quen thuộc tại Việt Nam. Nấm mối giàu chất dinh dưỡng và dễ dàng chế biến thành những món ăn hấp dẫn cho gia đình. Hãy cùng vào bếp với bếp nhà Vinh Hạnh để có thể tìm hiểu xem công thức nấm mối nấu gì ngon nhé.

Công dụng tuyệt vời của nấm mối

Trong nấm mối có chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt, protein và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để có thể bổ sung khoáng chất cho con người, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường và giúp bồi bổ sức khỏe cho những người bệnh và người cao tuổi.

Ngoài ra, trong ngành y học cổ truyền ăn nấm mối thường xuyên có thể tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm hoạt động của các tế bào ung thư, ngăn ngừa lão hóa, giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ đường tiêu hóa, giải độc gan, giúp cải thiện làn da và kinh nguyệt của phụ nữ.

Sau đây, bếp nhà Vinh Hạnh sẽ hướng dẫn các bạn nấm mối nấu gì ngon theo một số công thức dưới đây.

Nấm mối nấu gì ngon với 6 cách chế biến nấm mối

Nấm mối xào mướp

nấm mối nấu món gì ngon - Nấm mối xào mướp
Nấm mối xào mướp – nấm mối nấu gì ngon

Nguyên liệu

  • 200 gram nấm mối tươi
  • 1 trái mướp
  • Hành ngò
  • Gia vị: đường, muối, tiêu, nước mắm,…

Cách làm

Nấm mua về rửa sạch đất, cạo vỏ rồi để ráo nước. Mướp cạo bỏ vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Hành ngò rửa với nước rồi cắt khúc.

Bắc chảo lên bếp, phi tỏi cho thơm trên chảo nóng, cho nấm vào cào nhanh với lửa lớn, thêm gia vị một muỗng café đường, một muỗng café hạt nêm và nước mắn, căn chỉnh lượng gia vị sao cho vừa ăn. Rồi cho mướp vào xào cùng khoảng 3-5 phút thì tắt bếp, cho hành ngò và tiêu để món xào được có mùi thơm hơn.

Nấm mối nấu canh rau

cách chế biến nấm mối

Nguyên liệu

  • Rau lang 1 bó ( bạn có thể thay thế bằng bất kì loại rau nào mà bạn thích)
  • 100 gram nấm mối
  • Gia vị: hạt nêm, đường, muối, tiêu, nước mắm.

Cách làm

Nấm mối sau khi mua về cao gọt rửa nước sạch sẽ rồi ngâm vào chậu nước muối loãng, ngân khoảng 2-3 phút vớt ra rồi để ráo. Rau lang nhặt ngọn rửa sạch, cắt khúc khoảng 3cm.

Đổ nước dùng vào xoong và đun sôi, nêm thêm bổ nêm, cho rau lang đã cắt khúc vào nồi nước dùng để sôi khoảng 2-3 phút đổ nấm vào nồi, nêm nếm cho vừa ăn. Để nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, múc canh ra tô rồi thưởng thức khi còn nóng.

Nấm mối nướng giấy bạc

nấm mối nấu gì ngon - cách chế biến nấm mối ngon

Nguyên liệu

  • 400 gram nấm mối
  • Gia vị: 1 muỗng cafe muối, ớt xanh, hành làm 1 muỗng cafe đường, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xanh.
  • Giấy bạc
  • Lò nướng hoặc bếp than.

Cách thực hiện

Bạn rửa sạch nấm mối và ngâm với nước muối loãng, sau 2-3 phút vớt ra để ráo. Hành lá, ớt, muối, đường, hạt nêm, tiêu xanh giã nhuyễn và dầu ăn, trộn chung tất cả vào trong một cái tô. Sau đó đổ nấm vào tô trộn đều lần nữa để ngấm gia vị.

Trải giấy bạc và cho nấm vào giữa, cuộn xung quanh giấy bạc lại và bỏ vào lò nướng, nướng khoảng từ 20 phút – 23 phút ở nhiệt độ 200 độ C là lấy nấm ra là được. Lưu ý không nên nướng quá lâu sẽ khiến cho nấm sẽ mềm và nát.

Nấm mối xào tỏi

món ngon từ nấm mối
Nấm mối xào tỏi – nấm mối nấu gì ngon

Nguyên liệu

  • 300 gram nấm mối
  • Cà rốt ½ củ
  • Tóp mỡ 100 gram
  • Gia vị: muối, đường, dầu hào,…
  • Tỏi, ớt, hành

Cách thực hiện

Nấm mua về cắt gốc, bỏ màng trên nấm, rửa và ngâm nấm vào nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra rửa lại cho sạch, rửa nấm nhẹ tay tránh làm rách nấm hay bị gãy.

Đun sôi nước, chần nấm sơ qua nước nóng để khi xào nấm sẽ không bị nát, đồng thời sẽ khiến nấm sẽ đẹp hơn và ngon hơn.

Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, thái lát tròn. Giã nhuyễn 3 củ tỏi, 1 củ hành tím, 1 trái ớt.

Bỏ tỏi, hành tím, ớt đã giã nhuyễn phi thơm trên lửa to khoảng 2-3 phút, cho nấm vào xào chung với cà rốt. Nêm thêm ½ thìa muối, 1 thìa dầu hào, 2 thìa nước mắm, 3 thìa đường. Đảo chả nấm nhanh tay trong khoảng 3 phút. Thêm tóp mỡ, hành lá thái khúc vào trộn đều rồi tắt bếp.

===>> Nếu bạn có nhu cầu mua nấm mối thì có thể tham khảo tại đây “nấm mối đen

Nấu cháo tôm với nấm mối

cháo tôm nấu với nấm mối

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 100 gram
  • Nấm mối: 2 lạng
  • Tôm tươi, thịt băm
  • Gia vị: mắm, muối, hành lá, tiêu.

Cách nấu

Trước tiên cần vo gạo tẻ và ngâm khoảng 30 phút cho nở gạo, sau đó xả lại với nước. Sau đó trộn gạo với hành tím thái nhỏ rồi để ráo rồi mang đi rang gạo đến khi gạo khô và chuyển vàng. Với nấm mối rửa sạch và ngâm nước muối loãng, rồi đem đi xào với hành phi thơm trên chảo dầu. Sau 2-3 phút thì tắt bếp.

Tôm bạn rửa sạch và bóc vỏ, rồi băm nhuyễn với hành tím, ướp tôm với nước mắm, hạt nêm cho thấm gia vị khoảng 5-10 phút. Sau đó phi hành tím thơm rồi cho tôm băm vào xào đến khi tôm săn lại và có mùi thơm.

Bạn nấu nước sôi bỏ gạo vào hầm kỹ, bạn có thể sử dụng nồi cơm điện nấu cháo sẽ nhừ nhanh hơn. Khi cháo đã nhừ bạn cho tôm và nấm mối vào nồi cháo, nêm cho vừa khẩu vị ăn, ninh thêm khoảng 2-3 phút nữa thì dừng ninh thêm. Ăn cháo khi còn nóng có thể thêm hành và tiêu sẽ thơm hơn.

Vậy là bạn đã biết “nấm mối nấu gì ngon” qua 6 món ngon làm từ nấm mối giàu dinh dưỡng mà bếp nhà Vinh Hạnh mang đến cho bạn. Bạn đừng chần chừ nữa hãy truy cập ngay website của bếp nhà Vinh Hạnh để mua về cho mình những cây nấm mối tươi ngon nhất và thực hiện những món ăn vừa ngon miệng hấp dẫn lại tốt cho sức khỏe của gia đình nhé.

Nguồn: https://vinhhanhfood.vn/nam-moi-nau-gi-ngon/

Nấm mối đen là gì? 6 bài thuốc về nấm mối đen bạn nên biết

Nấm mối đen có lẽ là một loại nấm rất đặc biệt trong họ hàng nhà nấm. Đây là loại nấm hiếm và khá đắt trên thị trường, nó dường như trở thành một đặc sản vào mùa mưa. Nấm mối mang lại giá trị dinh dưỡng cao vô cùng, kèm theo là những công dụng hỗ trợ làm giảm về các loại bệnh, mang lại các lợi ích cho cơ thể và sức khỏe con người. Hãy cùng bếp nhà Vinh Hạnh tìm hiểu nấm mối đen là gì nhé !

Nấm mối đen là gì?

Nấm mối đen có tên khoa học là Xerula radicata là một giống nấm thuộc loại họ nhà Physalacriaceae. Nấm mối đen được một người Trung Quốc nghiên cứu và ký bản quyền vào năm 2010 và có tên là Black Termitomyces Heim.

Đây là loại nấm được người dân nuôi trồng với những điều kiện về thời tiết nhất định. Để trồng nấm mối đen cần phải có kinh nghiệm, kỹ thuật cao mới trồng và chăm sóc nấm nếu như muốn có được sản phẩm nấm đạt chất lượng tốt.

nấm mối đen là gì
Nấm mối đen là gì

Nấm mối đen khi trưởng thành thường có đặc điểm như chiều dài khoảng từ 10 – 15cm, đường kính thân từ 0,5 – 1,5 cm. Mũ nấm có màu đen, cụp xuống chứ không xòe rộng như những giống nấm khác. Thân ngoài nấm mối đen có màu nâu đen, thịt bên trong trắng ăn ngọt nhẹ.

Các bài thuốc trị bệnh từ nấm mối

Bài thuốc về điều trị bệnh mệt mỏi, biếng ăn, suy giảm bạch cầu

Nguyên liệu: 150gr nấm mối tươi, 100gr thịt bò, 50gr khoai sọ, 50gr bông cúc

Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào một nồi, đun với 350ml nước đến khi cạn còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Nêm gia vị cho vừa ăn, chia làm 3 bữa ăn trong ngày. Nấu món ăn trong vòng 2 tuần liên tục sẽ thấy được hiệu quả bài thuốc.

Bài thuốc điều trị thiếu sắt và tiểu đường

Nguyên liệu: 60gr nấm mối, 100gr bí đỏ, 30 lá cách non, 10g lá ngải cứu

Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đổ vào 500ml nước đun cho đến khi còn lại 250ml thì dừng đun. Nêm gia vị cho vừa ăn, hãy sử dụng món ăn trong ngày.

Bài thuốc giúp cho tiêu hóa tốt, dễ ngủ

Nguyên liệu: 100gr nấm mối tươi, 60gr rễ cỏ tranh, 30gr bông mã đề, 30gr kim tiền thảo, 4 quả chuối hột xanh được thái lát.

Thực hiện: Cho những nguyên liệu trên vào nồi nấu với 500ml nước đun sôi cho đến khi nước trong nồi còn khoảng 250ml thì ngừng đun. Nêm gia vị cho vừa ăn và chia thành 4 lần ăn trong ngày. Sử dụng món ăn này trong vòng 3 tuần liên tục.

Bài thuốc tăng cường đề kháng, ngăn ngừa sỏi mật, sỏi thận, giảm cholesterol trong máu

Nguyên liệu: 80gr nấm mối, 100gr bí đỏ, 30 lá cách non, 10gr lá ngải cứu

Thực hiện: Nấu tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu với 500ml nước và đun cạn đến 250ml rồi ngừng. Thêm gia vị cho hợp khẩu vị và ăn liên tục trong vòng 1 tuần.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị căn bệnh huyết áp cao

Nguyên liệu: 200gr nấm mối, 250gr chân giò, 5gr mật ong, lá thì là, 10 quả mứt hồng

Cách thực hiện: Đun sôi tất cả các nguyên liệu với 400ml nước trên lửa nhỏ. Nấu trong vòng 30 phút, nêm thêm gia vị, cho vào lá thì là và ăn ngay. Ăn liên tục trong vòng 10 ngày để thấy được hiệu quả.

Bài thuốc giúp phụ nữ tăng lượng sữa sau khi sinh

Nguyên liệu: 150gr nấm mối tươi, 100gr thịt lợn, 50gr khoai sọ, vài bông cúc vàng

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi đun với 350ml nước trên lửa nhỏ, cho đến khi cạn khoảng còn 150ml nước thì ngừng, nêm gia vị cho vừa ăn. Dùng món trong 3 bữa chính và ăn trong 2 tuần liên tục.

Bài thuốc giúp thanh nhiệt

Nguyên liệu chuẩn bị: khoảng 50-60gr nấm mối tươi, 200gr gạo tẻ, 100gr gạo nếp, 50gr đậu xanh không vỏ.

Cách làm: Trên nắp nấm có lớp vỏ lụa bạn cần phải lột lớp vỏ đó ra, cắt bỏ phần gốc nấm rửa sạch. Sau đó cắt dọc nấm theo thớ thành 5 phần. Xào nấm trên lửa nhỏ nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị.

Đậu xanh, gạo tẻ, gạo nếp đem rang sơ qua và đổ vào nồi cơm điện thêm nước vào để nấu cháo. Đến khi cháo chín thì cho nấm đã xào trước đó vào nồi hâm thêm 5 phút.

Nếm lại cho vừa ăn và ăn ngay khi cháo còn nóng. Đối với món ăn này bạn chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần trong một tuần thôi nhé.

Những lưu ý khi sử dụng nấm mối đen

nấm mối đen là gì

Tuy nấm mối có chứa nhiều các chất dinh dưỡng mang đến lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nấm mối cũng sẽ có những tác dụng phụ nếu ăn kết hợp với những món kỵ. Vì thế bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Không nên ăn nấm mối với các thức uống lạnh có tính giải nhiệt vì nấm mối có tính bổ âm nên có thể bạn sẽ bị đau bụng.
  • Nấm mối tươi nếu để qua ngày trong nhiệt độ ngoài trời bình thường thì không nên sử dụng.
  • Khi chế biến cần nấu trong khoảng 5-10 phút để đảm bảo là nấm đã chín hoàn toàn nhé.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng các loại nấm tránh trường hợp nấm có hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến mẹ và bé.
  • Nấm mối khô phải ngâm nước trước khi nấu nhưng đừng ngâm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến độ ngon của nấm.

Cách bảo quản nấm mối

cách bảo quản nấm mối đen

Bạn nên sử dụng nấm mối tươi trong vòng 12 giờ sau khi hái. Nhưng nếu bạn không sử dụng hết nấm bạn có thể cắt phần rễ để nấm không bị mất chất cung như giữ nấm tươi lâu hơn.

Sau đó bạn nhúng nấm vào nước sôi trong khoảng 1 – 2 phút rồi đen rửa sạch lại với nước lạnh. Cuối cùng bạn cho nấm vào một thấu đổ ngập nước trong thấu đẻ vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian sử dụng tăng lên đến 3 – 4 ngày.

Trên đây là những kiến thức về nấm mối đen là gì mà bếp nhà Vinh Hạnh giới thiệu với bạn. Từ những lợi ích mà loại nấm này mang tới. Bạn có thể đặt mua nấm mối đen trên website vinhhanhfood.vn. Nếu có thắc mắc nào bạn hãy gọi đến Vinh Hạnh Food để được tư vấn kỹ nhé. 

Nguồn: https://vinhhanhfood.vn/nam-moi-den-la-gi/

Lẩu dê ăn rau gì mới phù hợp và ngon

Nhiều người không biết là lẩu dê ăn rau gì mới phù hợp, mới ngon. Hãy tham khảo bài viết dưới đây, bếp nhà Vinh Hạnh sẽ gợi ý cho bạn món rau phù hợp với lẩu dê.

Lẩu dê ăn rau gì ngon nhất

Không giống như các loại lẩu như lẩu bò, lẩu hải sản, lẩu cá … thì việc lẩu dê kén ăn hơn những loại khác.

f:id:vinhhanhfoods:20200428181919j:plain

Một số loại rau sẽ phù hợp để ăn với lẩu dê gồm có

  • Rau cải xanh
  • Rau muống
  • Rau tía tô
  • Rau chuối thái nhỏ
  • Nấm kim châm
  • Rau tần ô
  • Rau cần nước
  • Rau hẹ

Đây là một số loại rau phù hợp với lẩu dê mà bạn nên ăn. Nhưng có một số loại rau ăn lẩu như bắp cải, rau cải thảo … sẽ không phù hợp với lẩu dê thập cẩm.

Một số loại món khác kỵ với thịt dê bạn nên biết

Để không làm rối loạn tiêu hóa, thậm chí là gây nên ngộ độc thức ăn. Bạn cần tránh xa một số loại thực phẩm dưới đây,

Lẩu dê kỵ trà xanh

Nếu bạn uống nước trà trong và sau khi ăn với lẩu dê thì sẽ gây hại cho đường ruột.

Lẩu dê kỵ dưa hấu

Không dùng dưa hấu để tráng miệng khi ăn lẩu dê. Vì nó sẽ gây hại cho đường ruột.

f:id:vinhhanhfoods:20200428181942j:plain

Bí đỏ, đinh hương, hồi hương

Không nên nấu các loại này ăn kèm với lẩu dê. Vì nó gây ra tình trạng nhiệt cơ thể.

Tương tự như ớt, hạt tiêu cũng nên chỉ dùng với tư cách là gia vị để khiến món ăn ngon hơn. Bạn không nên dùng quá nhiều.

Lẩu dê kỵ giấm

Không nên kết hợp lẩu dê với giấm. Nó sẽ khiến cho chức năng tỏa nhiệt của cơ thể giảm xuống.

Các lưu ý về việc lẩu dê kỵ với các món ăn này sẽ giúp bạn tránh được có hại cho cơ thể.

Bếp nhà Vinh Hạnh vừa chỉ ra cho bạn biết lẩu dê ăn rau gì và lẩu dê kỵ món gì. Hy vọng sẽ giúp được bạn ăn lẩu dê ngon hơn.

===>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu dê miền nam và lẩu dê miền bắc

Cách nấu lẩu dê bổ dưỡng cho cả nhà

Cách nấu lẩu dê là công thức bạn không nên bỏ qua. Để có thể nấu lẩu dê ngon, không kém các quán ăn sang trọng thì bạn nên thực hiện theo các bước sau của bếp nhà Vinh Hạnh.

f:id:vinhhanhfoods:20200410185226j:plain

Cách nấu lẩu dê ngon

Nguyên liệu nấu nước lẩu

  • Xương dê: 2kg
  • Thịt dê: 1 kg
  • Gói thuốc bắc
  • Củ sen: 250g
  • Mộc nhĩ: 3 – 5 tai
  • Dừa tươi: 2 quả
  • Gia vị gồm muối, đường, rượu trắng, gừng, hành, tỏi, sả, hạt nêm

Nguyên liệu ăn kèm lẩu dê

  • Đậu phụ: 4 miếng
  • Rau ăn kèm: tía tô, tần tô, rau má
  • Khoai môn: 1 củ
  • Bún: 500g

Nguyên liệu làm nước chấm

  • Chao trắng: 5 miếng
  • Sa tế: ½ bát

Cách nấu lẩu dê ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Củ sen rửa thật sạch, dùng dao thái củ sen thành những khoanh tròn có độ dày 0,3 – 0,5 cm

f:id:vinhhanhfoods:20200410185318j:plain

Khoai môn: gọt vỏ sạch, rửa qua muối loãng để không bẩn. Làm xong, thái thành những miếng vừa ăn.

Tía tô, mộc nhỉ: tía tô rửa sạch thái minh. Mộc nhỉ ngâm nở, cắt chân sau thành 3 – 4 phần.

Các loại rau ăn kèm: rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Cho rau đã sơ chế vào rổ và để ráo.

>> Tham khảo thêm bài viết: lẩu dê ăn rau gì phù hợp với sức khỏe

Bước 2: Làm sạch thịt dê

Giã nhuyễn 2 củ gừng rồi bóp kỹ với 70ml rượu trắng để được hỗn hợp rượu gừng. Khi đã có hỗn hợp thì bạn cho lên thịt dê, xương dê. Bóp thịt kỹ từ 15 – 20 phút để khử mùi tanh.

Sơ chế thịt dê: đem thịt dê rửa sạch với nước muối pha loãng và nước sạch rồi thấm khô. Tiếp theo, bạn dùng dao thái thịt thành miếng vừa ăn.

Thịt dê thái xong, bạn ướp thịt với 1 thìa tỏi băm, ½ thìa muối, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa ngũ vị hương, 1 thìa rượu. Trộn đều cho thịt ngấm và ướp thịt ít nhất 1 tiếng.

Bước 3: Nấu nước lẩu dê

Chặt xương dê: tương tự thịt dê, sau khi rửa với nước rượu gừng thì bạn rửa lại với nước muối loãng, để ráo và chặt miếng vừa ăn.

Ninh xương dê: cho xương dê vào nồi cùng hành tây, bổ múi cau, sả đập dập. Thêm vào nồi 1,5 lít nước lọc với lửa thật to. Nhớ vớt bọt để nước được trong.

f:id:vinhhanhfoods:20200410185349j:plain

Sau khi ninh khoảng 30 phút, bạn lấy nước của 2 quả dừa cho vào để ninh cùng. Tiếp tục ninh với lửa nhỏ để xương ra hết nước ngọt.

Xương dê ninh tầm 1,5 tiếng thì cho gói thuốc bắc vào. Khi nồi nước sôi trở lại, bạn cho củ sen, khoai môn vào ninh cho mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn.

Bước 4: Làm nước chấm lẩu dê

Bạn cho lên chảo 2 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho chao vào đánh nhuyễn đến khi hỗn hợp đặc sệt. Cho thêm 2 thìa canh nước lọc, 2 thìa sa tế, 1 thìa đường rồi khuấy đều với nhau. Khi chao đã vừa ăn thì bạn tắt bếp, để nguội rồi múc ra bát.

Lẩu dê là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng và có cả công dụng chữa bệnh. Mặc dù, cách nấu lẩu dê có hơi cầu kỳ và mất nhiều thời gian. Nhưng nó bù lại là món ăn ngon không thể bỏ qua.

>> Nếu bạn không có nhiều thời gian thì có thể đặt hàng lẩu dê ngon tại https://vinhhanhfood.vn/danh-muc/lau-de/

Những phương thuốc hay được nấu từ thịt dê

Thịt dê ngọt, tính nhiệt, không độc, có tác dụng khí huyết, tăng thế lực, bổ thận, tráng dương, an thần, trị cơ thể suy nhược. Toàn bộ thân con dê đều có thể dùng làm thuốc.

Trong các kiểu chế biến, canh thịt dê được hấp tốt và có hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Dưới đây là một vài món canh cụ thể:

f:id:vinhhanhfoods:20190912233356j:plain

Canh dê thịt đương quy

Tất cả rửa sạch, thái miếng lớn, cho vào nồi đun cách thủy đến chín nhừ, thêm muối, rượu trắng vừa đủ. Ăn cả cái lẫn nước, mỗi ngày 1 lần.

Thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe sau ốm, phù hợp với những người phụ nữ bị hàn tích ở đầu gối, thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da mặt trắng nhợt, khí hàn, sức khỏe giảm sút.

Canh thịt dê đậu phụ

  • Thịt dê nạc: 100g
  • Đậu phụ 2 bìa
  • Tôm nõn: 20g
  • Gừng tươi: 20g

Đun nước sôi rồi cho thịt dê và tôm nõn vào. Sau 10 phút cho đậu phụ, gừng tươi và muối vào đun tiếp 15 phút nữa, để nhỏ lửa. Tiếp đó chio gia vị, ăn hết cái lẫn nước.

Loại canh này có tác dụng bổ khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ, ôn vị, nhuận táo, thường dùng cho cơ thể yếu, ăn không ngon, tiêu hóa kém, kinh nguyệt không đều.

===>>> Xem thêm: Mua dê thịt tươi ở đâu tại tphcm

Canh thịt dê củ mài

  • Thịt dê: 400g
  • Hoài sơn: 40g – ngâm vào nước
  • Hành trắng” 20g
  • Gừng tươi: 10g
  • Hạt tiêu, muối trắng

Cho thịt dê, hoài sơn vào nước nấu cùng nhau. Sau khi nước sôi khoảng 10 phút thì cho gừng, hạt tiêu vào, đun nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ. Ăn hết trong ngày.

===>>> Học hỏi ngay cách lập mô hình trang trại nuôi dê thịt mang lại lợi nhuận cao.

f:id:vinhhanhfoods:20190912233454j:plain

Một số bài thuốc từ thịt dê

Bổ thận ích khí: mỗi ngày dùng 250g thịt dê nạc thái lát thịt, ướp tỏi, xào lên ăn 3 ngày 1 lần.

Chữa chứng ớn lạnh, tự lao lực: thịt dê 400g, thái mỏng ướp với mật ong, nấu lên ăn cả cái lẫn nước. 3 ngày 1 lần.

Chữa đau bụng, suy nhược sau sinh: thịt dê 500g, đương quy 15g, gừng tươi 250g. Tất cả cho vào nồi, đổ 8 lít nước, đun cho đến khi còn lại 3 lít, chia làm 3 lần ăn trong ngày.

Chữa chứng buồn nôn cồn cào: Người bệnh nếu ăn chiều thì tối nôn, ăn tối thì đêm nôn, người nôn nao khó chịu. Lấy thịt dê nạc, thái mỏng, cho tỏi và hẹ vào nấu, ăn lúc đói bụng. Ăn như vậy vài lần là khỏi.

Một số lưu ý

Những người sau sẽ không được dùng thịt dê

  • Người có hàm lượng mỡ trong máu cao, gan nhiệt, máu nóng, tối ngủ hay thấy nóng người.
  • Người vừa mới dùng thuốc bắc, có vị bán hạ hay xương bồ.
  • Người có dương khí quá mạnh, tinh lực quá khỏe

===>>> Tham khảo ngay giá dê thịt chất lượng cao chỉ có ở tại Vinh Hạnh Food.

Các món ngon từ thịt dê có lợi cho sức khỏe

Thịt dê có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, tăng thân nhiệt, có ích cho việc trị bệnh lao, viêm phế quản. Các món ăn bổ dưỡng như cháo, thịt dê hầm cà rốt, hầm rượu vang ….

Theo đông y thì thịt dê là một loại thực phẩm bổ dưỡng giúp chữa được nhiều chứng bệnh. Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh viết: “Dương nhục vị đắng, tính nóng, ích cho tâm tỳ, bổ dược hư lao, hàn lạnh, trừ kinh giản, trị bị gió chóng mặt, đau lưng, liệt dương”.

Trong sách Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông ghi: “Dương nhục nóng nhiều, ngọt đắng, ích tâm tỳ, bổ hư hao lạnh, trừ kinh giản, phong, đầu choáng, lưng đau, dương nuy”.

f:id:vinhhanhfoods:20190910232808j:plain

Ngày nay, người ta nhận thấy thịt dê có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu, tăng thân nhiệt, làm tăng các enzym giúp làm tiêu hóa thức ăn.

Trong thịt dê có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có ích trong việc chữa một số bệnh như suy giảm sinh lực như lao, viêm phế quản, hen huyễn.

Đối với những người có tình trạng cao huyết áp, sốt, nhiễm trùng, cần cẩn trọng khi ăn thịt dê.

===>> Xem thêm: mua dê thịt tươi tại Hồ Chí Minh cho các nhà hàng quán ăn

Một số món ăn được làm từ thịt dê

Cháo thịt dê

Nguyên liệu: Thịt dê 150 g, gạo tẻ 50 g.

Cách làm: Thịt dê làm sạch, cắt miếng vừa ăn, nấu với gạo thành cháo. Ăn nóng vào lúc đói bụng. Có thể thâm hải sâm 50 g, làm sạch, cắt sợi nhỏ, cho vào cùng thịt dê để nấu cháo.

Có thể nấu cháo thịt dê theo cách sau:

Nguyên liệu: Thịt dê 200 g, gạo tẻ 100 g, gừng tươi 20 g, gia vị: muối, tiêu, bột ngọt, nước mắm, hành, rau thơm vừa đủ

Cách làm: Thịt dê rửa sạch, để ráo, cắt mỏng, ướp muối, tiêu, chút nước mắm ngon, hành, gừng cho thấm. Phi thơm hành, xào thịt dê chín tới. Gạo vo sạch, cho vào nồi đất cùng với nước để nấu cháo. Khi cháo nhừ, cho thịt dê đã xào vào nấu thêm 5-10 phút. Sau cùng, thêm một ít gừng xắt chỉ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Múc cháo ra tô, rắc thêm hành, rau thơm lên trên. Ăn nóng vào lúc đói bụng.

Tác dụng: Món cháo thịt dê có tác dụng bổ thận, ích tinh, kiện cân cốt.

===>> Xem chi tiết tất tần tật về cách nấu cháo dê từ xương, thịt, chân dê

Thịt dê hầm tỏi

Nguyên liệu : Thịt dê núi 200g, tỏi 20g, gia vị các loại vừa đủ.

Cách làm: Thịt dê rửa sạch, xắt lát vừa ăn, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, nấu đến khi gần chín thì thêm tỏi vào, hầm thêm 20 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

Tác dụng: Món này có tác dụng ích khí, bổ thận dương, tăng cường sinh lực, có ích cho những người bị liệt dương do thận hư, lưng gối lạnh đau, tiểu són... Có thể dùng liên tục  5-10 ngày.

Thịt dê hầm cà rốt

Nguyên liệu : Thịt dê 500g, cà rốt 250g, gừng tươi 3 lát, rượu 2 muỗng canh, vỏ quít 1 lát, dầu ăn vừa đủ, muối và nước tương một ít.

Cách làm: Cà rốt rửa sạch, xắt lát vừa. thịt dê rủa sạch, xắt lát vừa ăn.

Đun chảo dầu nóng, cho thịt dê cùng gừng tươi vào chảo, xào khoảng 5 phút, thêm rượu, nước tương, muối và một ít nước lạnh, nấu chừng 15 phút. Chuyển qua nồi đất, cho cà rốt, vỏ quít và nước khoảng 1 lít vào. Nấu sôi bằng lửa mạnh, sau đó để lửa nhỏ, hầm khoảng 2 giờ cho đến khi thịt chín mềm. Nêm nếm lại rồi bắc nồi ra khỏi bếp. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng. Có thể ăn với cơm hoặc bánh mì.

Tác dụng: Món này có tác dụng làm mạnh dương khí, bổ huyết, ấm tỳ vị, trừ được phong hàn. Thích hợp dùng cho những người bị thận dương suy, tay chân lạnh, đau lưng, mỏi gối, suy giảm chức năng sinh dục liệt dương, xuất tinh sớm.

===>> Xem thêm: Cách tạo lập mô hình trang trại nuôi dê thịt lớn nhất tại Ninh Thuận

Thịt dê hầm rượu vang

Nguyên liệu: Thịt thăn dê 300 g, rượu vang đỏ 100 ml. Củ hành tím 50 g, hạt điều (rang vàng) 20 g, hành tây, tỏi băm nhuyễn, hạt nêm, tiêu, đường, dầu ăn.

Cách làm: Thịt thăn dê rửa sạch, Xắt lát mỏng, ướp với ít hạt nêm, rượu vang đỏ, hành tây và tỏi băm, tiêu, đường, để chừng 20 phút cho ngấm. Hành tím bóc vỏ, để nguyên củ, rán vàng. Bắc chảo dầu nóng, phi thơm tỏi, cho thịt đã ướp vào xào săn, rồi trút sang nồi đất cùng với hành tím, rượu vang đỏ, thêm ít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi thịt mềm. Múc ra bát to, rắc đều hạt điều lên trên. Món này ăn với bánh mì.

Tác dụng bổ thận dương, dưỡng huyết, tăng cường khí lực, rất tốt cho người bị thận dương suy, lưng gối lạnh đau, suy giảm sinh dục, người lạnh, tiểu tiện són, dễ bị cảm lạnh.

>>> Xem thêm: ngọc dương hầm thuốc bắc

Hải sâm hầm thịt dê

Nguyên liệu: Thịt dê 150 g, hải sâm khô 50 g, gia vị các loại, nước đủ dùng.

Cách làm: Hải sâm ngâm nước tới khi mềm, rửa sạch, xắt nhỏ. Thịt dê rửa sạch, xắt quân cờ vừa ăn. Cho thịt dê vào nồi, đảo qua với dầu ăn và gia vị, sau đó cho hải sâm vào đảo cùng, đổ nước xâm xấp đun tới khi thịt dê chín nhừ là dùng được. Nên ăn khi còn nóng.

Tác dụng ôn bổ thận dương, bổ khí dưỡng huyết, rất tốt cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư.

>>> Tham khảo thêm giá dê thịt sống đang bán hiện nay tại Hồ Chí Minh.

 ----------------

Xem thêm các bài viết khác

===>> Giá thịt dê núi Ninh Bình tại Hồ Chí Minh

===>> 10 món thịt dê ngon nức tiếng tại Ninh Bình